Tây Ninh sau sáp nhập: 96 đơn vị hành chính, 3 cực tăng trưởng đầy tiềm năng
Sau khi thực hiện Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), tỉnh Tây Ninh chính thức giảm từ 103 xuống còn 96 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 71 xã và 25 phường. Việc sáp nhập này không chỉ tinh gọn bộ máy quản lý, tối ưu nguồn lực mà còn mở ra một không gian phát triển mới, bền vững hơn, giúp Tây Ninh khẳng định vai trò trung tâm kết nối vùng biên, cửa ngõ giao thương và du lịch tâm linh phía Nam.
Ngày 01/07/2025
Tây Ninh

1.Danh sách xã, phường tỉnh Tây Ninh sau sắp xếp ĐVHC

STT

Trước sáp nhập

Sau sáp nhập


Thuộc tỉnh 

1

Phường Ninh Sơn, các xã Tân Bình (thành phố Tây Ninh), Bình Minh, Thạnh Tân và phần còn lại của xã Suối Đá, xã Phan

Phường Bình Minh

Tây Ninh

2

Phường 1, Phường 2 và Phường 3 (thành phố Tây Ninh), Phường IV, phường Hiệp Ninh, phần còn lại của xã Thái Bình

Phường Tân Ninh

Tây Ninh

3

Phường Ninh Thạnh, xã Bàu Năng và phần còn lại của xã Chà Là

Phường Ninh Thạnh

Tây Ninh

4

Phường Long Thành Bắc, phường Long Hoa và các xã Trường Hòa, Trường Tây, Trường Đông

Phường Long Hoa

Tây Ninh

5

Phường Long Thành Trung và xã Long Thành Nam

Phường Hòa Thành

Tây Ninh

6

Phường Hiệp Tân và xã Thanh Điền 

Phường Thanh Điền

Tây Ninh

7

Phường An Hòa và phường Trảng Bàng 

Phường Trảng Bàng

Tây Ninh

8

Phường Lộc Hưng và phường An Tịnh

Phường An Tịnh

Tây Ninh

9

Phường Gia Bình, thị trấn Gò Dầu và xã Thanh Phước

Phường Gò Dầu

Tây Ninh

10

Xã Phước Đông (huyện Gò Dầu) và phường Gia Lộc 

Phường Gia Lộc

Tây Ninh

11

Xã Đôn Thuận và xã Hưng Thuận 

Xã Hưng Thuận

Tây Ninh

12

Xã Phước Bình và xã Phước Chỉ 

Xã biên giới Phước Chỉ

Tây Ninh

13

Xã Thạnh Đức (huyện Gò Dầu) và xã Cẩm Giang 

Xã Thạnh Đức

Tây Ninh

14

Xã Hiệp Thạnh (huyện Gò Dầu), Phước Trạch và Phước Thạnh

Xã Phước Thạnh

Tây Ninh

15

Xã Bàu Đồn và xã Truông Mít 

Xã Truông Mít

Tây Ninh

16

Xã Bến Củi, xã Lộc Ninh và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Phước Minh

Xã Lộc Ninh

Tây Ninh

17

Xã Phước Ninh, xã Cầu Khởi và một phần xã Chà Là 

Xã Cầu Khởi

Tây Ninh

18

Thị trấn Dương Minh Châu, một phần xã Phan, xã Suối Đá và phần còn lại của xã Phước Minh

Xã Dương Minh Châu

Tây Ninh

19

Xã Tân Đông (huyện Tân Châu) và xã Tân Hà

Xã biên giới Tân Đông

Tây Ninh

20

Thị trấn Tân Châu, xã Thạnh Đông và một phần xã Tân Phú (huyện Tân Châu), xã Suối Dây 

Xã Tân Châu

Tây Ninh

21

Xã Tân Hưng và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Mỏ Công, Trà Vong, Tân Phong và phần còn lại của xã Tân Phú (huyện Tân Châu)

Xã Tân Phú

Tây Ninh

22

Xã Tân Hiệp (huyện Tân Châu) và xã Tân Hội 

Xã Tân Hội

Tây Ninh

23

Xã Tân Thành (huyện Tân Châu) và phần còn lại của xã Suối Dây 

Xã Tân Thành

Tây Ninh

24

Xã Tân Hòa (huyện Tân Châu) và xã Suối Ngô

Xã biên giới Tân Hòa

Tây Ninh 

25

Xã Tân Lập (huyện Tân Biên) và xã Thạnh Bắc 

Xã biên giới Tân Lập

Tây Ninh

26

Xã Tân Bình (huyện Tân Biên), xã Thạnh Tây và thị trấn Tân Biên

Xã biên giới Tân Biên

Tây Ninh

27

Xã Thạnh Bình và phần còn lại của xã Tân Phong 

Xã Thạnh Bình

Tây Ninh

28

Xã Mỏ Công và xã Trà Vong 

Xã Trà Vong

Tây Ninh

29

Xã Hòa Hiệp và xã Phước Vinh

Xã biên giới Phước Vinh

Tây Ninh

30

Xã Biên Giới, Hòa Thạnh và Hòa Hội 

Xã biên giới Hòa Hội

Tây Ninh

31

Xã Thành Long và xã Ninh Điền 

Xã biên giới Ninh Điền

Tây Ninh

32

Thị trấn Châu Thành, xã Đồng Khởi, xã An Bình và một phần xã Thái Bình

Xã biên giới Châu Thành

Tây Ninh

33

Xã An Cơ, Trí Bình và Hảo Đước

Xã biên giới Hảo Đước

Tây Ninh

34

Xã Long Vĩnh, Long Phước và Long Chữ 

Xã biên giới Long Chữ

Tây Ninh

35

Xã Long Thuận (huyện Bến Cầu), Long Giang và Long Khánh

Xã biên giới Long Thuận

Tây Ninh

36

Thị trấn Bến Cầu và các xã An Thạnh (huyện Bến Cầu), Tiên Thuận, Lợi Thuận

Xã biên giới Bến Cầu

Tây Ninh

37

Xã Hưng Hà, Hưng Điền B và Hưng Điền 

Xã Hưng Điền

Long An

38

Xã Thạnh Hưng (huyện Tân Hưng), Vĩnh Châu B và Hưng Thạnh

Xã Vĩnh Thạnh

Long An

39

Thị trấn Tân Hưng, xã Vĩnh Thạnh và xã Vĩnh Lợi

Xã Tân Hưng

Long An

40

Xã Vĩnh Đại, Vĩnh Bửu và Vĩnh Châu A 

Xã Vĩnh Châu 

Long An

41

Xã Tuyên Bình, xã Tuyên Bình Tây và một phần xã Vĩnh Bình, Vĩnh Thuận, Thái Bình Trung 

Xã Tuyên Bình

Long An

42

Thị trấn Vĩnh Hưng, một phần xã Vĩnh Trị, Thái Trị, Khánh Hưng, Thái Bình Trung và phần còn lại của các xã Vĩnh Thuận, Vĩnh Bình

Xã Vĩnh Hưng

Long An

43

Xã Hưng Điền A, phần còn lại của xã Thái Bình Trung và phần còn lại của các xã Vĩnh Trị, Thái Trị, Khánh Hưng 

Xã Khánh Hưng

Long An

44

Xã Thạnh Hưng (thị xã Kiến Tường), xã Tuyên Thạnh và một phần xã Bắc Hòa 

Xã Tuyên Thạnh

Long An

45

Xã Thạnh Trị, Bình Tân, Bình Hòa Tây và Bình Hiệp 

Xã Bình Hiệp

Long An

46

Xã Bình Thạnh (huyện Mộc Hóa), Bình Hòa Đông và Bình Hòa Trung 

Xã Bình Hòa

Long An

47

Xã Tân Thành và xã Tân Lập (huyện Mộc Hóa), thị trấn Bình Phong Thạnh  

Xã Mộc Hóa

Long An

48

Xã Hậu Thạnh Đông, xã Hậu Thạnh Tây và phần còn lại của xã Bắc Hòa

Xã Hậu Thạnh

Long An

49

Xã Tân Lập (huyện Tân Thạnh), Nhơn Hòa và Nhơn Hòa Lập 

Xã Nhơn Hòa Lập

Long An

50

Xã Tân Thành (huyện Tân Thạnh), Tân Ninh và Nhơn Ninh

Xã Nhơn Ninh

Long An

51

Xã Tân Bình và xã Tân Hòa (huyện Tân Thạnh), xã Kiến Bình, thị trấn Tân Thạnh 

Xã Tân Thạnh

Long An

52

Xã Tân Hiệp (huyện Thạnh Hóa), Thuận Bình và Bình Hòa Hưng

Xã Bình Thành

Long An

53

Xã Thuận Nghĩa Hòa, Thạnh Phú và Thạnh Phước 

Xã Thạnh Phước

Long An

54

Thị trấn Thạnh Hóa, xã Thủy Tây và xã Thạnh An 

Xã Thạnh Hóa

Long An

55

Xã Tân Đông (huyện Thạnh Hóa), Thủy Đông và Tân Tây 

Xã Tân Tây 

Long An

56

Thị trấn Thủ Thừa, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Bình Thạnh và xã Tân Thành (huyện Thủ Thừa), xã Nhị Thành 

Xã Thủ Thừa

Long An

57

Xã Mỹ Phú và xã Mỹ An 

Xã Mỹ An

Long An

58

Xã Bình An, Mỹ Lạc, Mỹ Thạnh và phần còn lại của xã Tân Thành (huyện Thủ Thừa) 

Xã Mỹ Thạnh

Long An

59

Xã Long Thuận (huyện Thủ Thừa), Long Thạnh và Tân Long 

Xã  Tân Long

Long An

60

Xã Mỹ Thạnh Bắc, Mỹ Quý Đông và Mỹ Quý Tây 

Xã Mỹ Quý

Long An

61

Thị trấn Đông Thành và các xã Mỹ Thạnh Tây, Mỹ Thạnh Đông, Mỹ Bình 

Xã Đông Thành

Long An

62

Xã Bình Hòa Bắc, Bình Hòa Nam và Bình Thành 

Xã Đức Huệ

Long An

63

Xã Lộc Giang, An Ninh Đông và An Ninh Tây 

Xã An Ninh

Long An

64

Xã Tân Phú (huyện Đức Hòa), xã Hiệp Hòa và thị trấn Hiệp Hòa

Xã Hiệp Hòa

Long An

65

Thị trấn Hậu Nghĩa, xã Đức Lập Thượng và xã Tân Mỹ 

Xã Hậu Nghĩa

Long An

66

Xã Hòa Khánh Tây, Hòa Khánh Nam và Hòa Khánh Đông 

Xã Hòa Khánh

Long An

67

Xã Đức Lập Hạ, xã Mỹ Hạnh Bắc và một phần xã Đức Hòa Thượng 

Xã Đức Lập

Long An

68

Xã Đức Hòa Đông, xã Mỹ Hạnh Nam và phần còn lại của xã Đức Hòa Thượng 

Xã Mỹ Hạnh

Long An

69

Thị trấn Đức Hòa, xã Hựu Thạnh và xã Đức Hòa Hạ 

Xã Đức Hòa

Long An

70

Xã Thạnh Hòa, Lương Bình và Thạnh Lợi 

Xã Thạnh Lợi

Long An

71

Xã Thạnh Đức (huyện Bến Lức), Nhựt Chánh và Bình Đức 

Xã Bình Đức

Long An

72

Xã Tân Bửu và xã Lương Hòa

Xã Lương Hòa

Long An

73

Xã An Thạnh (huyện Bến Lức), xã Thanh Phú và thị trấn Bến Lức 

Xã Bến Lức

Long An

74

Xã Long Hiệp, Phước Lợi và Mỹ Yên 

Xã Mỹ Yên

Long An

75

Xã Long Định, Phước Vân và Long Cang 

Xã Long Cang

Long An

76

Xã Long Trạch, Long Khê và Long Hòa  

Xã Rạch Kiến

Long An

77

Xã Tân Trạch, Long Sơn và Mỹ Lệ 

Xã Mỹ Lệ

Long An

78

Xã Phước Đông (huyện Cần Đước) và xã Tân Lân 

Xã Tân Lân

Long An

79

Thị trấn Cần Đước và các xã Phước Tuy, Tân Ân, Tân Chánh 

Xã Cần Đước

Long An

80

Xã Long Hựu Đông và xã Long Hựu Tây

Xã Long Hựu

Long An

81

Xã Long Thượng, Phước Hậu và Phước Lý 

Xã Phước Lý

Long An

82

Xã Phước Lâm, Thuận Thành và Mỹ Lộc thành xã mới có tên gọi là 

Xã Mỹ Lộc

Long An

83

Thị trấn Cần Giuộc, xã Phước Lại và xã Long Hậu

Xã Cần Giuộc

Long An

84

Xã Long An, Long Phụng và Phước Vĩnh Tây

Xã Phước Vĩnh Tây

Long An

85

Xã Đông Thạnh, Phước Vĩnh Đông và Tân Tập 

Xã Tân Tập

Long An

86

Xã Tân Phước Tây, Nhựt Ninh và Đức Tân

Xã Vàm Cỏ

Long An

87

Thị trấn Tân Trụ và các xã Bình Trinh Đông, Bình Lãng, Bình Tịnh

Xã Tân Trụ


88

Xã Tân Bình (huyện Tân Trụ), Quê Mỹ Thạnh, Lạc Tấn và phần còn lại của xã Nhị Thành 

Xã Nhựt Tảo

Long An

89

Xã Thanh Phú Long, Thanh Vĩnh Đông và Thuận Mỹ

Xã Thuận Mỹ

Long An

90

Xã Dương Xuân Hội, Long Trì và An Lục Long 

Xã An Lục Long

Long An

91

Thị trấn Tầm Vu và các xã Hiệp Thạnh (huyện Châu Thành), Phú Ngãi Trị, Phước Tân Hưng 

Xã Tầm Vu

Long An

92

Xã Hòa Phú, Bình Quới và Vĩnh Công 

Xã Vĩnh Công

Long An

93

Phường 1, Phường 2 và Phường 3 (thị xã Kiến Tường) 

Phường Kiến Tường

Long An

94

Phường 1 và Phường 3 (thành phố Tân An), Phường 4, Phường 5, Phường 6, xã Hướng Thọ Phú, phần còn lại của xã Bình Thạnh (huyện Thủ Thừa)

Phường  Long An

Long An

95

Phường 7 và các xã Bình Tâm, Nhơn Thạnh Trung, An Vĩnh Ngãi

Phường Tân An

Long An

96

Phường Tân Khánh, phường Khánh Hậu và xã Lợi Bình Nhơn 

Phường Khánh Hậu

Long An


2.Tây Ninh sau sáp nhập: 3 cực tăng trưởng mạnh mẽ

Sau khi sáp nhập, Tây Ninh không chỉ tinh gọn bộ máy mà còn định vị vai trò là cực phát triển mới của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với vị trí nằm trên trục hành lang kinh tế TP.HCM – Phnom Penh – Bangkok, Tây Ninh trở thành cửa ngõ quan trọng kết nối Việt Nam với Campuchia và cả khối ASEAN.
Trên nền tảng đó, tỉnh sẽ phát huy mạnh mẽ 3 cực tăng trưởng lớn: Du lịch – Kinh tế cửa khẩu – Logistics & công nghiệp hỗ trợ.

2.1.Du lịch: Núi Bà Đen giữ vai trò hạt nhân

Núi Bà Đen từ lâu đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của Tây Ninh, được mệnh danh là “nóc nhà Nam Bộ” với độ cao gần một nghìn mét, quanh năm mây phủ. Mỗi năm, nơi đây đón hàng triệu lượt khách hành hương, chiêm bái, là điểm tựa tâm linh của bao thế hệ người dân Nam Bộ. Sau sáp nhập, không gian phát triển quanh khu vực núi Bà Đen tiếp tục được mở rộng, hướng tới xây dựng một khu du lịch quốc gia có quy mô và chất lượng ngày càng nâng tầm.

Núi Bà Đen không chỉ là chốn hành hương mỗi mùa lễ hội mà đang dần trở thành điểm đến bốn mùa, thu hút hàng triệu du khách nhờ quần thể văn hóa tâm linh được đầu tư bài bản, quy mô, với hạ tầng cáp treo hiện đại. Sau 5 năm khai thác hệ thống cáp treo cùng khu du lịch Sun World Ba Den Mountain, năm 2024 Tây Ninh đã đón 5,6 triệu lượt khách, trong đó hơn 90% lượng khách đi cáp treo lên núi Bà Đen, đưa nơi đây trở thành một cực tăng trưởng mới của du lịch Nam bộ.


2.2.Kinh tế cửa khẩu – Cửa khẩu Mộc Bài là động lực phát triển

Cách TP.HCM chỉ khoảng 70 km, cửa khẩu quốc tế Mộc Bài đóng vai trò là cửa ngõ giao thương lớn nhất phía Nam. Đây là một trong những cửa khẩu đường bộ quan trọng kết nối Việt Nam với Campuchia và hành lang kinh tế Đông – Tây. Sau khi sáp nhập, tỉnh có điều kiện thuận lợi để mở rộng Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài thành trung tâm thương mại, dịch vụ hậu cần và khu công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu.

Tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng sẽ rút ngắn thời gian di chuyển, giảm chi phí logistics và nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Không chỉ dừng ở giao thương, vùng kinh tế cửa khẩu Mộc Bài còn là điểm thu hút dòng vốn FDI, tạo ra hàng loạt cơ hội việc làm cho người dân và góp phần nâng tầm vị thế Tây Ninh trên bản đồ kinh tế biên giới.

2.3.Logistics & Công nghiệp hỗ trợ – Hoàn thiện chuỗi giá trị

Lợi thế tiếp giáp TP.HCM cùng quỹ đất dồi dào sau sáp nhập giúp Tây Ninh có tiềm năng lớn để phát triển các khu logistics, chuỗi cung ứng kho bãi và dịch vụ vận tải xuyên biên giới. Các cụm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung tại Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu được quy hoạch mở rộng, gắn liền với các tuyến đường giao thông liên vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Các nhà đầu tư đang quan tâm đến mô hình khu công nghiệp xanh, logistics thông minh để đón đầu xu hướng sản xuất xanh, tiết kiệm năng lượng. Tất cả những yếu tố này sẽ từng bước hình thành chuỗi giá trị hoàn chỉnh, giúp Tây Ninh trở thành vệ tinh công nghiệp và logistics quan trọng, bổ trợ cho TP.HCM và toàn vùng Đông Nam Bộ.

3. Tây Ninh mới – Trung tâm tăng trưởng bền vững vùng biên

Với diện tích tự nhiên 8.536,44km2, quy mô dân số là 3.254.170 người, cùng 96 xã, phường tinh gọn, 3 cực tăng trưởng đầy tiềm năng, Tây Ninh hứa hẹn tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm đệm chiến lược, kết nối hành lang kinh tế Đông – Tây, đồng thời giữ bản sắc thủ phủ du lịch tâm linh miền Nam.
Trong tương lai gần, Tây Ninh được kỳ vọng trở thành “cực tăng trưởng xanh”, phát triển bền vững, lan tỏa giá trị ra toàn vùng Đông Nam Bộ và hội nhập sâu hơn vào chuỗi kinh tế ASEAN.

Chia sẻ
Tin tức liên quan
Xem tất cả
Tin tức 1
Tin tức / 01/01/2024
Tiêu đề tin tức 1
Tin tức 2
Tin tức / 02/01/2024
Tiêu đề tin tức 2
Tin tức 3
Tin tức / 03/01/2024
Tiêu đề tin tức 3
Tin tức 4
Tin tức / 04/01/2024
Tiêu đề tin tức 4
Nhận thông tin